Ad Code

Responsive Advertisement

BÁC SĨ TÂM LÝ HỌC NGÀNH GÌ? SAU NÀY RA TRƯỜNG SẼ LÀM GÌ

Bác sĩ tâm lý học ngành gì? Các trường đại học nào có đào tạo những ngành trên? Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường? Qua bài viết dưới đây, Topchuyengia sẽ trả lời những câu hỏi trên của bạn một cách cụ thể nhất  

Bác sĩ tâm lý học ngành gì ? 

Bác sĩ tâm lý học ngành nào? Đó chính là ngành “tâm lý học”. Vậy bạn đã biết ngành tâm lý học là gì chưa? Nếu chưa hãy để Topchuyengia giải thích cụ thể hơn cho bạn nhé 

Chuyên gia tâm lý hầu như đều phải tốt nghiệp ngành tâm lý học. Tâm lý học là ngành nghiên cứu về tâm lý của tất cả mọi người. Bao gồm cả cách họ thể hiện cảm xúc, hành vi và tâm lý. Tâm lý học là môn học nghiên cứu về những gì bên trong con người, thường là các chướng ngại tâm lý đối với những giá trị tinh thần của con người.

Vậy làm sao để trở thành bác sĩ tâm lý. Lĩnh vực tâm lý học rất rộng và nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của con người. Ví dụ: tâm lý trẻ em, tâm lý phụ nữ sau sinh, tâm lý trẻ em, tâm lý tuổi vị thành niên. Người ta nói lĩnh vực tâm lý học rất sâu và rộng, bởi đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực này là về con người. 

Danh sách một số trường đại học ở Việt Nam có đào tạo ngành tâm lý 

Bạn có thể học làm bác sĩ tâm lý tại một số trường đại học sau: 

  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học quốc gia Hà Nội và ĐH KHXH&NV
  • Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM
  • Đại học Quốc gia TP HCM 
  • Đại học Sư phạm TP HCM
  • Đại học Công nghệ TP HCM
  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Sư phạm Đà Nẵng 

Định hướng nghề nghiệp

Ai cũng biết học ngành bác sĩ tâm lý là học về tâm lý và hành vi của con người. Hầu hết mọi người nghĩ rằng công việc của họ chỉ đơn giản là làm nhà trị liệu hoặc nhà tâm lý học tại các phòng khám và công ty, nhưng các chi tiết cụ thể có thể khá mơ hồ.

Trên thực tế, lĩnh vực tâm lý học rất đa dạng và phức tạp, nó có nhiều chuyên ngành, mỗi ngành có một hướng đi khác nhau, nhưng nhìn chung lại đều giống nhau. Để giúp giảm bớt sự nhầm lẫn, đây là danh sách chi tiết về một số chuyên ngành tâm lý phổ biến nhất thế giới mà Topchuyengia muốn giới thiệu đến bạn.

1. Nhà tư vấn (counselor)

Đây được cho là con đường dễ dàng nhất trong tất cả các nghề, bạn không cần bằng cấp cao hay thậm chí nghiên cứu đúng ngành để trở thành counselor, nhưng bạn sẽ không kiếm được nhiều tiền từ công việc này. Bạn có thể tưởng tượng conselor như các giáo viên tư vấn trong một ban cố vấn của trường.

2. Nhà tư vấn chuyên nghiệp (LCP)

Đây là một công việc chuyên nghiệp hơn với mức lương hơn va dĩ nhiên cũng đòi hỏi chuyên môn khá cao. Bạn có thể sẽ tốn ổng cộng là khoảng 7-8 năm để theo học. Bao gồm 4 năm học tâm lý học ở đại học, 2 năm học thạc sĩ chuyên ngành tư vấn và khoảng 3000 giờ thực tập tại các phòng khám. Sau khi trải qua giai đoạn trên, bạn đã sẵn sàng để làm những việc mà đa số các nhà trị liệu đều có thể làm.

3. Cố vấn Hôn nhân và Gia đình Chuyên nghiệp (LMFT)

Bạn vẫn sẽ học chuyên ngành tâm lý học 4 năm tại các trường đại học.Bạn có thể học 2 năm thạc sĩ chuyên ngành và sau đó là giờ thực tập tại các phòng khám là bạn đã có thể chính thức làm việc. Ngành này chưa được đào tạo tại Việt Nam nhưng bạn cũng có thể theo học ở nước ngoài, công việc liên quan đến ngành học này là chuyên xử lý các vấn đề về các mối quan hệ.

4. Nhân viên xã hội lâm sàng - Licensed clinical social worker (LCSW)

Không có một khái niệm cụ thể về ngành học này. Nhưng nhìn chung, cơ bản nó vẫn giống hai ngành ở trên. Chỉ có điều là tập trung vào vấn đề dùng môi trường để điều trị cho người bệnh. Ví dụ như làm cách nào để bệnh nhân thấy thoải mái trong nhà, hay làm cách nào để bệnh nhân trầm cảm hòa nhập với môi trường làm việc của họ v.v

5. Nhà tâm lý học (Psychologist)

Khác với ba ngành kể trên, để làm một nhà tâm lý học, bạn thường sẽ phải học 4 năm đại học về “ngành tâm lý” cộng thêm 4 năm nữa để lấy tấm bằng tiến sĩ nếu bạn muốn. Đây là một quá trình khá vất vả, nhưng đây lại là ngành có tiềm năng phát triển nhất tại Việt Nam. Bạn có thể mở phòng khám, hoặc nghiên cứu về tâm lý khách hàng để giúp các công ty hiểu và đưa ra chiến lược phù hợp. Thậm chí là tìm hiểu về tâm lý học tội phạm, nói chung bạn gần như có thể làm mọi thứ và bước chân vào mọi lĩnh vực. Và đây cũng là cách cách trở thành bác sĩ tâm lý và chuyên gia tâm lý ở Việt Nam.

6. Nhà tâm thần học (Psychiatrist)

Thay vì bỏ 4 năm học ngành “tâm lý học” ở các trường đại học. Bạn sẽ dành 4 năm đó để học trường y và làm tất cả những gì mà một bác sĩ bình thường làm. Sau đó, bạn có thể học lên thạc sĩ hoặc tiến sĩ chuyên ngành tâm thần để chính thức hành nghề. Đây được xem như một bác sĩ chính hiệu, người làm ngành này sẽ có kiến thức sâu rộng về các loại thuốc, kê thuốc và kiểm tra tác dụng của thuốc. Thực tế, các nhà trị liệu hay nhà tâm lý học thường sẽ làm việc chung với nhà tâm thần học/ bác sĩ tâm thần nhằm đảm bảo bệnh nhân của mình được kê đúng thuốc.

XEM THÊM:

Trên đây là một số thông tin trả lời cho câu hỏi bác sĩ tâm lý học ngành gì. Lưu ý là một số thông tin trên được lấy nguồn ở nước ngoài, do vậy có một số nghề về tâm lý mà ở Việt Nam không có.Topchuyengia hy vọng rằng bài viết vẫn là nguồn tham khảo có ích cho những ai đang muốn dấn thân vào con đường này.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét